This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, có thể thấy con số này rất lớn và đáng lo ngại.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình ngoại biên tuy là bệnh lành tính nhưng nếu kéo dài vẫn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng... gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện thậm chí cả nguy hiểm cho người bệnh. Thử tưởng tượng cơn chóng mặt ập đến khi bạn vừa tham gia giao thông hay đang đi thang cuốn trong trung tâm thương mại. Thật là nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên. Có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu, đối tượng “lý tưởng” của chứng bệnh tiền đình ngoại biên là: người bị các bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai. Người dùng bia rượu quá nhiều. Trường hợp bị tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,... dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình - ốc tai… Người bị co thắt động mạch cột sống dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên (thường gặp ở dân văn phòng, ngồi làm việc với máy tính liên tục trong thời gian dài lại bật điều hòa liên tục dễ bị ảnh hưởng lên cột sống).Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia ra làm hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng. Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các nhà nghiên cứu đã chia ra làm hai dạng của bệnh. Biểu hiện đặc trưng của hai dạng rối loạn tiền đình ngoại biên này là:

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng...

Lưu ý: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở hội chứng tiền đình ngoại biên là điều mà bệnh nhân rất đáng ngại. Ở mức độ nhẹ thì những dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, còn ở mức độ nặng thì những dấu hiệu này thường tồn tại trong khoảng thời gian dài. Nặng hơn nữa là không thể di chuyển, luôn chỉ nằm hay ngồi một tư thế, hay bị nôn thốc nôn tháo và luôn cảm thấy mọi vật xung quanh mình luôn di chuyển mặc dù những vật ấy đang đứng yên. Cơ thể thường lao đao, choáng váng, mất tập trung, ngồi xuống đứng lên rất dễ bị ngã và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung, khi mắc phải sẽ gây cho người bệnh những hiện tượng không mấy thoải mái về mặt sức khỏe. Gây suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải đi lại nhiều. Có thể thấy những biểu hiện của hội chứng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, khiến cho bạn không muốn làm bất cứ một công việc gì dù là nhỏ nhất. Hãy biết cách phòng chống hội chứng đừng để hội chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần tuân thủ những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích khác, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.

Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những ai làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ cho hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không được làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Trong khi phải dùng thuốc điều trị các bệnh khác, nếu gặp phải các tác dụng phụ, gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền đình, thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có giải pháp hợp lý.

BS. Minh Hoàng

Năm cách bảo vệ sức khỏe vào mùa đông

1. Vứt bỏ trạng thái mệt mỏi

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chậm chạp vào mùa đông. Điều này là do thiếu ánh sáng mặt trời, gây nên sự thay đổi chu kỳ của giấc ngủ và thức giấc của chúng ta.

Hãy thử những lời khuyên sau:

Đi ra ngoài trời và tiếp thu ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt.

Cố tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày để có được giấc ngủ ngon.

Tránh bị kiệt sức vì tập thể dục hoặc thiền quá nhiều - căng thẳng và quá gắng sức làm bạn cảm thấy mệt mỏi.

2. Ăn nhiều trái cây và rau cải

Khi trời lạnh và âm u bên ngoài, bạn thường ngại đi chợ và có xu hướng ăn các thực phẩm có sẵn tiện dụng nhưng không tốt cho sức khoẻ. Chính vì vậy, việc ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bớt cảm giác uể oải.

Việc ăn nhiều trái cây rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn nhiều trái cây rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại rau củ mùa đông như cà rốt, củ cải, khoai tây… có thể được xào, nghiền hoặc hầm thành những món canh, xúp nóng hổi cho bữa ăn mùa đông lạnh giá và an toàn cho cả gia đình.

3. Uống thêm sữa

Sữa cung cấp chất đạm, vitamin A và B12 giúp giữ xương chắc khỏe

Sữa cung cấp chất đạm, vitamin A và B12... giúp giữ xương chắc khỏe

Bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh vào mùa đông, vì vậy hãy đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của bạn được hoạt động tốt.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua … là những nguồn tuyệt vời cung cấp chất đạm, vitamin A và B12, canxi… giúp giữ xương chắc khỏe. Mùa đông, bạn nên chọn các loại sữa tách kem một phần hoặc sữa không tách béo - thay vì chỉ dùng sữa chua nguyên chất và sữa tách bơ hoàn toàn.

4. Thử các hoạt động mới cho cả gia đình

Không sử dụng những tháng mùa đông lạnh như một cái cớ để ở ì trong nhà và nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy ra ngoài cùng với cả gia đình để thử một hoạt động mới - có thể là đá banh hoặc đi dạo trong công viên hay leo núi.

Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường hệ thống miễn dịch và là cách tốt nhất để phá vỡ sự căng thẳng có thể tạo ra nếu gia đình bạn luôn ở trong nhà.

5. Thưởng thức bữa sáng phong phú

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở. Ăn một bát cháo ấm vào buổi sáng mùa lạnh là một cách thông minh để bắt đầu một ngày của bạn. Nó cũng giúp thúc đẩy lượng thực phẩm tinh bột và chất xơ của bạn.

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở

Những thực phẩm này cung cấp cho bạn năng lượng và giúp bạn cảm thấy được cung cấp đầy đủ hơn về dinh dưỡng. Nếu bạn muốn giản tiện hơn trong nấu nướng, cháo yến mạch cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không cần phải thêm thắt nhiều thực phẩm khác. Thêm một quả chuối hoặc trái cây khác để thêm hương vị và giúp bạn đạt mục tiêu cả ngày.

Mai Hương - Học viện Quân Y