This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Giảm tiểu cầu vô căn, chữa trị thế nào?

Em đi xét nghiệm máu được chẩn đoán giảm tiểu cầu vô căn. Xin bác sĩ tư vấn cho em về bệnh và cách chữa trị?

dangthily@gmail.com

Giảm tiểu cầu vô căn là tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của một tự kháng thể kháng tiểu cầu. Tiểu cầu là một trong những thành phần chính của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có chức năng chính là cầm máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là dạng bệnh ở hệ thống miễn dịch. Bệnh có hai dạng cấp tính và mạn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mạn tính xảy ra ở người lớn tuổi. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong giai đoạn nặng có thể truyền tiểu cầu và dùng thuốc kháng viêm corticoid. Tuy nhiên, cần phân biệt với xuất huyết giảm tiểu cầu do các căn nguyên tại tủy xương: suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, đa u tủy xương, ung thư di căn tủy xương, hội chứng rối loạn sinh tủy; giảm tiểu cầu ngoại vi do căn nguyên khác: do dùng thuốc, do nhiễm virut: HIV, HBV, HCV, Dengue, sởi, thủy đậu, bệnh hệ thống, do cường lách, sau truyền máu. Người bệnh giảm tiểu cầu cần lưu ý tránh không dùng các thuốc như aspirin, heparin, thuốc trị lao... Bạn nên khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa huyết học và truyền máu.

BS. Trần Kim Anh

Cách chăm sóc trẻ mắc tim bẩm sinh

Trần Liên Hoa (Nam Định)

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là cách gọi chung cho các dị tật của tim ở các vị trí như van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim... có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Bệnh TBS khá nguy hiểm vì gây ra rất nhiều biến chứng như: suy tim, cao áp động mạch phổi, viêm phổi nặng tái phát nhiều lần, nhiễm trùng máu và nội mạc tim, biếng ăn, thiếu máu hoặc cô đặc máu gây tắc mạch máu não, áp-xe não và lên cơn tím tái. Các biến chứng này thường là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ TBS. Chính vì những nguy hiểm này mà trẻ bị TBS cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đối với những trẻ còn đang tuổi bú sữa, người mẹ cần lưu ý phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú; nên cho trẻ ăn làm nhiều lần với lượng ít. Với trẻ đã ăn cháo và cơm thì nên cho ăn nhạt, ăn có nhiều rau, trái cây để tránh táo bón. Trẻ bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước. Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động hay trò chơi cần phải gắng sức. Nên giữ ấm cho trẻ và nên yêu cầu trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, vì bệnh nhân TBS rất dễ bị viêm phổi và bị bệnh răng miệng từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải chích ngừa như mọi trẻ bình thường khác.

ThS. Thanh Lâm

Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm amiđan:

Đau họng

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amiđan. Đau họng có thể kèm theo đau ở khu vực lân cận như đau tai và đau cổ.

Khó nuốt

Khi bị viêm amiđan, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt cùng với sốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị.

Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

Sốt

Tăng nhiệt độ và viêm trong cơ thể cũng là dấu hiệu của viêm amiđan. Do đó, nếu bạn bị sốt cao không hạ ngay cả khi đã dùng paracetamol cùng với đau họng nhiều hơn 1,2 ngày, đây có thể là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ.

Đau đầu

Viêm a miđan cũng có thể gây đau đầu do tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, thiếu năng lượng vì không ăn được cũng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, nếu bạn bị đau đầu và đau họng cùng với sưng hạch cổ, hãy đi khám bác sĩ.

Ho

Mặc dù đau họng và sốt là các triệu chứng phổ biến của viêm amiđan, trong một số trường hợp bạn cũng có thể bị ho. Điều này là do viêm có thể lan tới phổi.

BS Thu Vân


(Theo THS)

Việc cần làm giúp mắt luôn tinh tường

Vậy những việc nào cần làm để giúp đôi mắt luôn tinh tường?

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn và là giác quan được coi trọng nhất nên bạn chớ coi thường. Hãy thực hiện một số bước đơn giản dưới đây để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Ăn uống đủ chất

Muốn cho sức khỏe đôi mắt được tốt, rất đơn giản, nó bắt đầu từ chính thức ăn trên mâm cơm nhà bạn. Các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, lutein, kẽm, vitamin C và E có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị lực tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Để có được đầy đủ các dinh dưỡng trên, hãy thêm vào mâm cơm nhà bạn các loại rau lá xanh, các loại cá, thịt, trứng, các loại quả hạch, đậu cùng trái cây như rau bó xôi, rau họ cải, các loại cá biển, hàu… để cung cấp protein và vitamin hữu dụng.

Một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn giữ được sức khỏe. Điều đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan như bệnh đái tháo đường týp 2 bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người lớn.Sử dụng kính bảo hộ lao động trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại.

Sử dụng kính bảo hộ lao động trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có nhiều khả năng gây cho bạn nguy cơ bị đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh thị giác và thoái hóa điểm vàng. Nếu bạn đã cố gắng để từ bỏ thói quen hút thuốc, hãy cố gắng thực hiện. Đây là thói quen xấu và ảnh hưởng đến thị lực.

Đeo kính mát

Kính mát sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím của mặt trời (UV). Quá nhiều phơi nhiễm tia cực tím sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Chọn một cặp kính có khả năng ngăn chặn 99 - 100% tia UVA và tia UVB. Kính mắt to giúp bảo vệ đôi mắt của bạn được nhiều hơn do có thể ngăn tia UV từ hai bên. Kính mát còn làm giảm độ chói khi bạn lái xe.

Nếu bạn đeo kính áp tròng, kể cả loại có khả năng bảo vệ tia cực tím, bạn vẫn nên đeo thêm một chiếc kính mát nữa.

Sử dụng kính bảo hộ lao động

Nếu bạn làm việc trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại ở nơi làm việc cũng như ở nhà, hãy đeo kính bảo hộ để bảo vệ đôi mắt của bạn không bị tổn thương.Ngoài ra, các môn thể thao có nhiều khả năng làm chấn thương mắt thường có liên quan tới bóng như khúc côn cầu, bóng bầu dục, tennis... Hãy bảo vệ mắt bằng cách mang mũ bảo hiểm có mặt nạ hoặc kính bảo hộ để che vùng mắt dễ bị tổn thương.

Nhìn xa màn hình máy tính

Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu có thể gây ra: mỏi mắt, tầm nhìn mờ, khô mắt, nhức đầu, đau vùng cổ, lưng và vai.

Để bảo vệ đôi mắt của bạn khi công việc bắt buộc phải dùng máy tính, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và kê đơn mua cặp kính phù hợp nhất đảm bảo tốt nhất cho công việc nhìn màn hình máy tính. Nếu phải căng mắt để nhìn mà vẫn không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ và đổi cặp kính khác.

Di chuyển màn hình sao cho mắt bạn luôn nhìn ở tầm cao phía trên màn hình. Điều này cho phép mắt bạn nhìn xuống một chút mà không phải nhướng lên.

Cố gắng tránh lóa từ cửa sổ và đèn. Sử dụng màn hình chống lóa nếu cần.

Chọn một chiếc ghế thoải mái khi ngồi cũng là cách hỗ trợ thị lực. Ngồi ở tư thế sao cho bàn chân của bạn đặt ngay ngắn trên sàn nhà.

Nếu đôi mắt của bạn bị khô, hãy chớp mắt nhiều hơn.

Cho mắt nghỉ mỗi 20 phút. Hãy đứng dậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút.Cần đi khám mắt định kỳ để phát hiện các bệnh về mắt.

Cần đi khám mắt định kỳ để phát hiện các bệnh về mắt.

Thường xuyên khám và tư vấn bác sĩ nhãn khoa

Mọi người đều cần khám mắt thường xuyên, thậm chí ngay từ khi còn nhỏ. Việc này giúp bảo vệ tầm nhìn của bạn và cho phép bạn luôn nhìn mọi vật được tốt nhất.

Khám mắt thường xuyên cũng có thể tìm ra bệnh để điều trị kịp thời, ví dụ như bệnh tăng nhãn áp là một bệnh không có triệu chứng và tiến triển âm thầm. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, khi có thể điều trị dễ dàng và hiệu quả nhất.

Tùy thuộc vào nhu cầu kiểm tra sức khỏe mắt, bạn có thể tư vấn:

- Bác sĩ nhãn khoa: Là những bác sĩ chuyên về chăm sóc mắt. Họ có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt nói chung, điều trị các bệnh về mắt và thực hiện phẫu thuật.

- Bác sĩ đo thị lực (phải có 4 năm đào tạo chuyên sâu): Họ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chung và điều trị các bệnh phổ biến nhất về mắt. Tuy nhiên, họ không phẫu thuật mắt.

Các bước khám mắt tổng thể: Đây chính là quá trình hỏi đáp về tiền sử y khoa cá nhân và gia đình bạn. Thực hiện các xét nghiệm về tầm nhìn để xem bạn có bị cận, viễn hay loạn thị không hoặc có bị lão thị (thay đổi về thị giác liên quan đến tuổi tác) hay không. Kiểm tra xem mắt bạn làm việc tốt nhất ở mức độ nào. Đo nhãn áp và các xét nghiệm thần kinh thị giác để kiểm tra bệnh glaucoma. Kiểm tra mắt bằng quan sát bên ngoài và bằng kính hiển vi trước và sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử.

Mai Hương

((TheoWebmd))

Phòng viêm phổi

Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

Ở người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan,dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản dẫn khí chính. Buồng phổi bên trái có 2 thùy, bên phải có 3 thùy. Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi (phế quản tận cùng), kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bàotiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi,hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.

Phòng viêm phổiKhi nghi ngờ bị viêm phổi cần đi khám bệnh ngay

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên, hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.

Nguyên nhân

Với NCT, mọi chức năng của cơ thể dần dần suy giảm, trong đó sức đề kháng càng ngày càng kém cho nên càng đễ trở thành đối tượng của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là đường hô hấp. Trong các bệnh đường hô hấp ở NCT, viêm phổi là nguy hiểm nhất. Theo các chuyên gia, viêm phổi gây ra tử vong ở 25% lứa tuổi trên 65. Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, cứ 20 người lớn tuổi viêm phổi thì có 1 người tử vong. Viêm phổi kết hợp với cúm đứng thứ 8 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở quốc gia này (thống kê năm 2010).

Có nhiều thứ có thể gây viêm phổi nhưng thường gặp nhất là nhiễm trùng. Thời tiết chuyển mùa chính là điều kiện lý tưởng cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh viêm phổi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virút đường hô hấp trên, lúc này virút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi. Bình thường ở đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú ở đó (phế cầu, H.influezae…) nhưng không gây bệnh (gọi là vi khuẩn ký sinh), khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là sức đề kháng của NCT bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội). Các chủng vi khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh…) hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc vi khuẩn liên cầu, mặc dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây viêm phổi nặng, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, dẫn tới phải thở máy, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gâybệnh viêm phổi ở NCT. Nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên ở NCT bị tai biến nằm liệt giường, đi lại, vận động khó khăn (viêm phổi do ứ đọng các chất tiết kèm theo vi khuẩn) hoặc do tai biến gây sa sút trí tuệ giai đoạn cuối. NCT bị bệnh Parkinson hoặc bị các bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, người già yếu phải nằm một chỗ trong thời gian dài... nhất là khi họ phải ăn uống, hít thở trong tư thế nằm rất dễ mắc bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng

Phòng viêm phổi

Triệu chứng

Viêm phổi ở NCT thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết hoặc rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. Nhiều người bệnh chỉ sốt nhẹ, ít ho (thậm chí không ho), không có đờm hoặc ít đờm nhưng lại thở nhanh, thở gấp hơn bình thường. Tuy nhiên, hầu hết NCT khi bị viêm phổi thường có sốt (có thể không sốt do sức kháng kém nên phản xạ rất yếu), ớn lạnh, ho kèm đờm màu đục, đau tức ngực nhất là khi hít sâu vào hoặc khi ho và khó thở. Tuy nhiên, đối với một số NCT quá yếu, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, vì vậy người nhà khó phát hiện cho nên thường nhập viện muộn.

Bíến chứng

Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi làm cho người bệnh khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh có thể gây suy hô hấp hoặc gây xẹp một thùy phổi bởi do đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Hoặc có thể gây áp-xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị viêm phổi cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám nội tổng hợp hoặc chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng, sớm tránh để xảy ra biến chứng.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, NCT cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Cần giữ vệ sinh hoàn cảnh tốt (nơi ăn, ở, đồ dùng hàng ngày), khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói, bụi,… Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu đeo hàm giả cần vệ sinh hàng tuần. NCT cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. NCT không nên uống rượu, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi và vận động cơ thể hàng ngày tùy theo điều kiện của từng người.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Tác hại của việc thích ngoáy tai

Hoàng Văn Dũng(Thái Bình)

Không chỉ dễ mắc các bệnh về tai, những người hay ngoáy tai còn có thể mắc các bệnh mũi - họng, vì 3 cơ quan này thông nhau, khi một cơ quan bị viêm, hai cơ quan còn lại cũng dễ mắc bệnh. Sở dĩ không nên ngoáy tai vì những lí do sau: Thứ nhất, ráy tai không có hại đối với sức khỏe con người vì đó là một chất bài tiết sạch của cơ thể. Sau một thời gian tích lũy, ráy tai sẽ tự rơi ra khi ta ăn hoặc nói. Thứ hai, trong một số trường hợp ráy tai còn có ích, đó là bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai. Tác hại lớn nhất của việc ngoáy tai là dễ gây tổn thương cho ống tai. Da trong ống tai rất mềm và non, nếu không cẩn thận, ống tai sẽ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ. Nếu làm rách màng nhĩ thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, ngoáy tai không phải là một thói quen tốt. Khi ráy tai tích lại nhiều, gây ngứa ngáy khó chịu, cần phải ngoáy tai, nhưng tốt nhất là dùng đầu bông tăm sạch, tuyệt đối không dùng những que cứng hoặc nhọn để ngoáy tai.

BS. Nguyên Diễn

Dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học

Năm học mới đã đến, các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ có được một sức khỏe tốt để đi học, tiếp thu bài một cách tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học

Hiện nay nhu cầu đáp ứng vitamin của trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ tiểu học còn thấp. Trong đó, đặc biệt với vitamin nhóm B, mới chỉ đáp ứng 60 - 70% nhu cầu khuyến nghị. Vitamin C chỉ đáp ứng 60%. Thiếu hụt vitamin không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí não của trẻ ở thời điểm hiện tại, mà hậu quả lâu dài trẻ sẽ bị di chứng trở thành người thấp bé trong quãng đời trước mắt và tiếp nối ở những thế hệ sau. Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ?

Dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học 1Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh. Ảnh: H. Mai

Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi tiểu học:

6 tuổi: Năng lượng 1.600 calo; Chất đạm 36g.

7- 9 tuổi: Năng lượng 1.800 calo; Chất đạm 40g.

10 - 12 tuổi: Năng lượng 2.100 - 2.200calo; Chất đạm 50g.

Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.

Thói quen dinh dưỡng tốt cho trẻ

Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

- Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).

- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

- Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

- Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.

- Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.

- Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

- Số bữa ăn: Nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.

Bác sĩ Hải Lê

Cách chăm sóc trẻ bị tay-chân

Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh TCM tại nhà để bạn đọc tham khảo.

Tổn thương trong bệnh tay - chân - miệng

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh TCM do Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra với dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau miệng, loét miệng; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Thời gian ủ bệnh (3 - 6 ngày) bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39-40oC), đau họng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, trẻ kém linh hoạt. Đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, chảy mũi...

Giai đoạn toàn phát: Sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh với biểu hiện phát ban ở các vị trí đặc hiệu và loét miệng.

Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 - 3mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc.

Ở da: Xuất hiện các bóng nước từ 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Dấu hiệu toàn thân: Trong giai đoạn diễn tiến khi virut xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ; li bì, mê sảng, co giật...

Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7 - 10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng.

Chăm sóc trẻ tại nhà thế nào?

Với những trẻ bị TCM thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), có thể chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Cụ thể:

Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

Thuốc men: Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.

Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Theo dõi sát tình trạng bệnh: Tốt nhất trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Chú ý, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau.

Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Khi thấy trẻ sốt cao, mụn nhiều là dấu hiệu nặng, nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 của bệnh. Vì vậy khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau thì phải đưa trẻ nhập viện ngay: sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

Phòng bệnh vẫn là tốt nhất

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử khuẩn bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc). Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho. Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 - 10 ngày). Điều cần lưu ý với các bà mẹ là bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban... giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không cũng nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà để được khám chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh tay-chân-miệng cần phân biệt với bệnh nào?

Với các bệnh có biểu hiện loét miệng như: viêm loét miệng với vết loét miệng sâu, tái phát, đáy có dịch tiết hoặc các bệnh có phát ban da: sốt phát ban, dị ứng, viêm da mủ; thủy đậu: phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân; nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm hoặc sốt xuất huyết: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc. Do đó cần chẩn đoán sớm và chính xác để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

BS. Trần Thị Hạnh

Nhận biết viêm cầu thận mạn tính

(suckhoedoisong.vn) - Bệnh viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương cầu thận, tiến triển từ từ, kéo dài nhiều năm. Viêm cầu thận mạn tính sẽ có nguy cơ biến chứng suy thận gây hậu quả xấu cho người bệnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức lao động và cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận mạn tính. Tuy vậy, có một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Hay gặp nhất là viêm cầu thận mạn thứ phát sau bệnh lý cầu thận như bệnh cầu thận do Collagenose (luput ban đỏ hệ thống), đây là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ (95%). Hoặc sự tổn thương cầu thận do bệnh lý mạch máu bởi sự viêm mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan, trong đó chủ yếu là phổi và thận. Bệnh viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng xuất huyết dạng thấp (bệnh Scholein-Henoch). Trong một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể gây biến chứng viêm cầu thận mạn như bệnh đái tháo đường.

Người mắc bệnh do virut viêm gan b, C cũng có thể để lại viêm cầu thận mạn, tuy nhiên, tỷ lệ thấp. Viêm cầu thận mạn cũng có thể là hậu quả của viêm cầu thận cấp do viêm màng trong tim bởi vi khuẩn liên cầu nhóm D hoặc viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Người ta cũng đã gặp các trường hợp viêm cầu thận mạn tính mà hậu quả là do bị bệnh sốt rét hoặc mắc bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema palildum hoặc bệnh phong bởi vi khuẩn Mycobacterrium leprae. Ngoài ra, viêm cầu thận mạn tính cũng có thể do mắc các bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, bệnh bạch cầu mạn tính, Sarcoma hạch hoặc bị ngộ độc bởi một số kim loại nặng như nhiễm độc muối vàng.

Nhận biết viêm cầu thận mạn tính 1Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Biểu hiện bệnh đa dạng

Khi viêm cầu thận cấp diễn ra trên 3 tháng không khỏi do không được điều trị hoặc điều trị không tích cực, gián đoạn thì sẽ chuyển sang giai đoạn viêm cầu thận mạn tính. Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ suy thận hoặc có thể chưa suy thận. Các chức năng của thận bắt đầu suy giảm một cách từ từ, vì vậy, triệu chứng của bệnh rất đa dạng, đôi khi do tình cờ xét nghiệm nước tiểu qua khám bệnh vì một lý do nào đó mà thấy có protein và hồng cầu niệu còn các triệu chứng khác rất kín đáo không xuất hiện. Hầu hết các trường hợp viêm cầu thận mạn thì có da và niêm mạc nhợt nhạt, ngứa, phù. Phù là một triệu chứng điển hình của viêm cầu thận mạn.

Giai đoạn đầu của bệnh có thể phù kín đáo, chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe, vì vậy, người bệnh vẫn lao động, làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, thậm chí không biết mình bị phù. Nếu bệnh bắt đầu nặng thì phù rất rõ như phù mặt, dưới da quanh mắt cá trước xương chày, vùng cùng cụt, dưới da đầu mà ngay người bệnh cũng cảm nhận và thấy được. Đặc điểm là phù mềm, ấn lõm trên một nền cứng như ở mắt cá chân. Khi bệnh nặng thì phù có thể là biểu hiện dưới dạng cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn. Đa số các trường hợp là ăn kém do chán ăn, đau cơ, nhức xương, buồn nôn hoặc nôn (tăng urê máu).

Nhận biết viêm cầu thận mạn tính 2

Diễn biến nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Dấu hiệu quan trọng nhất của viêm cầu thận mạn tính là tăng huyết áp, đái ra protein và hồng cầu liên tục, kéo dài. Bệnh thường diễn biến thành từng đợt và các triệu chứng đái máu, protein, tăng huyết áp dần lên theo năm tháng. Để xác định viêm cầu thận mạn tính thì cần khám lâm sàng và làm các công việc cận lâm sàng như xét nghiệm nước tiểu để xác định protein, hồng cầu, trụ niệu, trụ hạt. Với protein niệu trong 24 giờ gần như thường xuyên dương tính và dao động trong khoảng 0,5 - 3g/ngày. Khi protein niệu dương tính nhiều thường gặp khi lấy nước tiểu lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Nếu xét nghiệm nước tiểu kế tiếp sau đó thì có thể protein là âm tính hoặc lúc có lúc không.

Vì vậy, khi protein niệu âm tính thì bắt buộc phải xét nghiệm protein niệu trong 24 giờ (kỹ thuật định lượng). Số lượng protein niệu ít có giá trị về tiên lượng của bệnh nhưng rất có ý nghĩa về chẩn đoán và là chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị. Viêm cầu thận mạn tính thường có hồng cầu trong nước tiểu chiếm tỷ lệ từ 60 - 80% các trường hợp. Và khi thấy có hồng cầu trong nước tiểu chứng tỏ bệnh đang tiến triển xấu. Viêm cầu thận mạn tính cũng có thể xuất hiện trụ niệu và trụ hạt trong nước tiểu khi xét nghiệm sẽ xác định được. Siêu âm có thể thấy sự bất thường một hoặc cả hai thận (teo nhỏ). Tuy vậy, nếu chụp thận có chất cản quang (UIV) thì thấy đài và bể thận vẫn bình thường.

Trong trường hợp thật cần thiết thì có thể sinh thiết thận. Viêm cầu thận mạn tính sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó, người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu... Khi bị nhiễm khuẩn thì lại càng làm cho bệnh viêm cầu thận mãn nặng thêm và tạo thành đợt viêm cầu thận cấp trên nền viêm cầu thận mãn như phù nhiều hơn, tăng huyết áp nhiều hơn, tiểu ra máu và protein nhiều hơn. Bệnh tiến triển sau nhiều năm (có thể đến vài chục năm) sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối làm cho huyết áp, urê máu, protein niệu và creatinin máu tăng cao. Khi đã có hội chứng thận hư thì tiên lượng rất xấu cho người bệnh.

Phòng bệnh viêm cầu thận mạn tính

Khi đã mắc bệnh viêm cầu thận cấp hoặc các bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hóa cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là xét nghiệm nước tiểu, creatinin máu, urê máu, siêu âm thận và thường xuyên kiểm tra huyết áp. Cần cho bác sĩ khám bệnh biết về bệnh viêm cầu thận của mình để tránh dùng các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận như các loại kháng sinh nhóm aminoglycoside (gentamycine, streptomycine…) hoặc các loại thuốc kháng viêm không thuộc loại corticoides. Nên ăn nhạt, giảm lượng protein theo hướng dẫn của bác sĩ.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thu vú cho cả mẹ và bé

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên HealthDay vào thứ hai, ngày 01/08/2017 kết luận việc cho con bú giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bị ung thư vú.

Có 13 trong số 18 nghiên cứu được phân tích bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) nhận thấy cứ mỗi 5 tháng cho bú sữa thì nguy cơ ung thư vú giảm 2% đối với những phụ nữ cho con bú sữa mẹ.

Theo những báo cáo cập nhật khoa học toàn cầu về ung thư vú cũng cho thấy rằng trẻ bú sữa mẹ ít bị béo phì khi lớn, điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư của đứa trẻ trong cuộc sống sau này. Cũng theo AICR, ở người lớn, thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc phải 11 loại ung thư thông thường.

Bà Alice Bender, giám đốc các chương trình dinh dưỡng của viện AICR, cho biết: "Không phải lúc nào các bà mẹ cũng có thể cho con bú sữa mẹ, nhưng đối với những người có thể cho con bú mẹ, việc cho con bú có thể giúp tránh được bệnh ung thư cho cả mẹ và con”.

Theo nghiên cứu gần đây, việc cho con bú mang lại nhiều yếu tố tích cực. Nó có thể làm chậm lại việc có kinh nguyệt sau khi sinh đẻ, làm giảm sự tiếp xúc lâu dài với các hoocmon như estrogen, loại hoocmon có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Thêm vào đó, sự rụng mô vú sau khi cho con bú sữa mẹ giúp loại bỏ các tế bào DNA bị tổn thương.

Bản báo cáo nói thêm rằng việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh uống rượu và sử dụng các chất kích thích cùng với hoạt động thể dục thể thao cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú.

"Cho con bú mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, vì vậy những người mới làm mẹ cần được hướng dẫn kỹ càng và được hỗ trợ để cho con bú đúng cách trong vài ngày đến cả tuần. Điều quan trọng đây là một trong những việc tất cả phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ ung thư vú”, Bender nói trong một thông cáo mới của viện.

Bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh, bú mẹ cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng và giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. AICR khuyến cáo các bà mẹ mới cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu và sau đó thêm các chất lỏng và thực phẩm khác vào chế độ ăn uống của em bé.

Các tổ chức y tế khác, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, cũng đưa ra các khuyến cáo tương tự.

Hà Anh

(Theo Health)

Mùa tựu trường, cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng ở trẻ em

Mùa thu mưa nhiều, ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi và một số siêu vi trùng phát triển, trong đó quan trọng nhất là siêu vi trùng gây bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng. Nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học… nơi tập trung nhiều trẻ em, là môi trường dễ lây lan bệnh tật, nếu không có biện pháp phòng bệnh tích cực thì có thể làm bùng phát dịch bệnh nguy hiểm.

Muỗi vằn hoạt động về ban ngày, khi trẻ ngồi học, sinh hoạt hay nghỉ ngơi đều dễ bị muỗi đốt. Khi muỗi đốt nó sẽ truyền siêu vi trùng sốt xuất huyết từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột 39 - 400C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu vùng trán, sau hốc mắt, xuất huyết dạng chấm ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, lử đừ, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần dọn dẹp sạch sẽ môi trường trong và quanh nhà để muỗi không có chổ ở và đẻ trứng như: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến, bỏ muối hoặc dầu vào chén nước kê chân tủ đựng chén, thay nước bình bông. Đề phòng muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng chủ yếu là giữ vệ sinh cá nhân bằng cách:

Rửa tay sạch sẽ: hướng dẫn và khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa.

Rửa sạch đồ chơi của trẻ bằng xà phòng: siêu vi trùng gây bệnh tay chân miệng thường bám dính và tồn tại khá lâu trên vật dụng và đồ chơi của trẻ, trẻ em thường hay bỏ những vật dụng hoặc đồ chơi vô miệng nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

Sang thương bóng nước ở bệnh tay chân miệng

Sang thương bóng nước ở bệnh tay chân miệng

Lau sạch sàn nhà, bàn ghế bằng dung dịch sát khuẩn: sàn nhà là nơi trẻ thường xuyên chơi đùa, nếu không sạch sẽ dễ lây bệnh tay chân miệng. Việc lau chùi sàn nhà sạch sẽ theo khuyến cáo của ngành Y tế bao gồm: lau hoặc rửa sạch bụi và các chất bẩn trên sàn nhà bằng nước và xà phòng trước, sau đó mới lau bằng dung dịch khử khuẩn đã pha. Để trong 10 - 20 phút, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô. Dung dịch dùng để khử khuẩn đồ chơi cho trẻ và lau sàn nhà được khuyến cáo là dung dịch cloramin B hoặc dung dịch nước Javel theo hướng dẫn pha và sử dụng của ngành Y tế.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng gồm: loét họng, thường biểu hiện bằng chảy nước miếng nhiều và biếng ăn, biếng bú; nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối hoặc cùi chỏ. Một số cháu bị tay chân miệng cần đưa đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: sốt cao, giật mình, hốt hoảng, nôn ói nhiều, run tay chân.

BS. NGUYỄN THÀNH ÚC

Khuyến cáo mới về chăm sóc răng miệng cho trẻ

Theo số liệu thống kê, trên 80% học sinh tiểu học mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng. Ở lứa tuổi lớn hơn, tỷ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mà trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, việc mất răng sữa sớm làm trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn dễ bị xô lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể chất trong giai đoạn sau này. Vì vậy, hướng dẫn cho trẻ nhỏ chải răng, làm thế nào để dự phòng sâu răng viêm lợi cho trẻ nhỏ... là một trong những vấn đề mà cha mẹ cũng như các cán bộ y tế rất quan tâm.

chăm sóc răng miệng

Bé cần được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ.

Đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng

Mỗi trẻ nhỏ nên được các nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ chuyên nghiệp đánh giá nguy cơ sức khỏe răng miệng ngay từ khi 6 tháng tuổi. Đánh giá ban đầu nên đánh giá nguy cơ phát triển các bệnh về mô cứng như men răng, ngà răng và mô mềm trong miệng của trẻ bao gồm đánh giá nguy cơ sâu răng, đồng thời giáo dục về sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ và tối ưu hóa sự tiếp xúc với fluoride.

Trẻ nào cần được chăm sóc răng miệng tại nhà?

Bố mẹ nên mời các chuyên gia răng miệng đến khám tại nhà cho trẻ ở độ tuổi 12 tháng tuổi nếu bố mẹ không có điều kiện đưa trẻ đến các trung tâm răng hàm mặt hay vì một số lý do khác. Trong buổi gặp ban đầu, bác sĩ sẽ khai thác hết tiền sử bệnh toàn thân, tiền sử nha khoa của trẻ và các bố mẹ, thăm khám răng miệng kĩ lưỡng, minh họa cách chải răng phù hợp với từng lứa tuổi và điều trị hoặc phòng bệnh bằng vecni fluor nếu được chỉ định. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ sâu răng đang tiến triển và xác định một kế hoạch điều trị dự phòng, xác định khoảng thời gian khám định kì. Các trẻ có thể được giới thiệu đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu cần thiết phải can thiệp sâu về chuyên môn. Cung cấp các hướng dẫn phòng ngừa để phòng ngừa các bệnh liên quan đến sự phát triển răng miệng, tình trạng sử dụng fluor, các thói quen xấu, mọc răng, phòng ngừa chấn thương, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và các ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên bộ răng cũng là những thành phần quan trọng trong buổi hẹn đầu tiên.

Những khuyến cáo về chăm sóc răng cho trẻ

Các biện pháp vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ngay từ thời điểm chiếc răng sữa đầu tiên mọc. Bố mẹ nên đánh răng cho bé 2 lần một ngày bằng cách sử dụng các bàn chải lông mềm và với kích cỡ phù hợp với độ tuổi và hàm lượng fluor thích hợp.

Chế độ ăn uống, đối với trẻ còn bú mẹ thì việc trẻ bú sữa mẹ có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển tâm lý, xã hội cho trẻ, đảm bảo kinh tế và môi trường thuận lợi đồng thời giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh cấp và mạn tính. Sữa mẹ là sữa duy nhất vượt trội trong việc cung cấp dinh dưỡng tốt nhất có thể cho trẻ sơ sinh và không có nguy cơ gây bệnh sâu răng. Bú bình với các loại sữa khác ngoài sữa mẹ, hoặc ban đêm với nước trái cây, tiêu thụ thường xuyên đồ ăn và thức uống chứa đường (ví dụ nước trái cây, sữa và nước soda) làm tăng nguy cơ sâu răng. Học viện Nhi khoa Mỹ đã khuyến cáo rằng trẻ em từ 1-6 tuổi không nên tiêu thụ quá 120-180ml nước ép trái cây mỗi ngày, uống tập trung vào bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ. Bú bình với các thức uống có đường kéo dài, đặc biệt buổi tối hoặc thói quen ngậm cơm là một trong những thói quen có nguy cơ sâu răng cao và đáng báo động hiện nay.

Sử dụng fluor một cách hợp lý là điều quan trọng với tất cả trẻ nhỏ mới mọc răng và trẻ lớn hơn. Việc chỉ định sử dụng fluor dựa trên nhu cầu riêng của mỗi bệnh nhân. Việc sử dụng fluor để ngăn ngừa và kiểm soát sâu răng đúng theo khuyến cáo đã được chứng minh là vừa an toàn vừa hiệu quả. Việc lạm dụng sử dụng fluor có thể gây ra tình trạng nhiễm độc fluor. Kem đánh răng chứa hàm lượng fluor phù hợp nên được sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt: Các thói quen không có lợi (ví dụ như mút ngón tay hoặc núm vú giả, nghiến răng và đẩy lưỡi bất thường) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ răng, xương ổ răng và hệ thống sọ - mặt. Vì vậy, cần thiết phải thảo luận về sự cần thiết cho bú sớm và sự cần thiết phải cai sữa hay từ bỏ thói quen trước khi hiện tượng sai khớp cắn xảy ra.

PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc (Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội)

Các dị tật đường tiết niệu ở trẻ cần phải mổ

Dị tật và bệnh ở đường tiết niệu gặp tương đối phổ biến trong bệnh lý trẻ em. Bệnh gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy và mất chức năng thận. Bệnh cần được phát hiện sớm để có chỉ định đúng về thời gian và cách chữa bệnh. Trước đây, những dị tật này thường chỉ được phát hiện khi có biến chứng, nhưng những năm gần đây dị tật này thường được phát hiện sớm sau đẻ thậm chí biết được trước khi trẻ sinh ra.

Trẻ thường được đưa tới phòng khám vì các lý do như khó đái, đái rỉ từng lúc hoặc suốt ngày, nước tiểu có thể rỉ ra ở đúng lỗ đái hoặc ở vị trí khác như ở âm đạo... Nước tiểu có thể đục hoặc màu hồng, có thể có khối u ở vùng dưới rốn hoặc mạng sườn...

Sau đây là một số dị tật hay gặp cần được chú ý:

- Hẹp lỗ đái: ở dị tật lỗ đái lệch thấp hay hẹp sau cắt bao qui đầu...

Biểu hiện: tia đái nhỏ, khó đái. Chữa bằng nong - mở rộng lỗ đái.

- Hẹp bao quy đầu:

Biểu hiện: khó đái, khi đái thấy bao quy đầu phồng, lộn bao quy đầu không được - không thấy được cả lỗ đái.

Điều trị bằng mổ, nong hoặc lộn. Trường hợp khi hẹp bao quy đầu không có vòng xơ, có thể lộn làm rộng dần bao quy đầu. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không làm trẻ đau, kết quả lâu dài. Hoặc dùng pine nhỏ nong, tách dính, làm sạch quy đầu - rãnh quy đầu. Tuy nhiên khi có vòng xơ ở bao quy đầu bị nghẹt bao quy đầu thì phải chỉ định mổ.

- Hẹp niệu đạo: Do nhiều nguyên nhân như chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh.

Biểu hiện: đái khó, tia nhỏ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Chẩn đoán vị trí, mức độ hẹp và chiều dài niệu đạo hẹp bằng chụp niệu đạo. Tùy theo độ dài, mức độ hẹp mà chọn nong niệu đạo; cắt mở rộng chỗ hẹp bằng nội soi; hay cắt chỗ hẹp, nối lại niệu đạo hoặc tạo thêm một đoạn niệu đạo mới.

Hình ảnh chụp cắt lớp của hẹp phần nối bể thận - niệu quản gây giãn to đài bể thận.

- Túi thừa niệu đạo:

Thường ở trẻ trai, hiếm gặp ở trẻ gái. Bệnh thường biểu hiện từ ngay sau đẻ. Trẻ không đái thành tia, luôn đái rỉ. Có sốt do nhiễm khuẩn nước tiểu. Ở bìu thường có một khối khá tròn căng, ép vào thì ra nước tiểu ở lỗ đái. Chụp niệu đạo xác định vị trí và kích thước túi thừa. Điều trị bằng kháng sinh và mổ cắt túi thừa, khâu tạo lại niệu đạo.

- Van niệu đạo sau ở trẻ nam:

Biểu hiện: Trẻ khó đái hoặc đái rỉ liên tục, đái không hết nước tiểu nên bàng quang thường to. Chẩn đoán bệnh bằng chụp Xquang hoặc soi niệu đạo. Phương pháp điều trị là cắt van niệu đạo qua nội soi.

- Còn ống niệu rốn:

Biểu hiện: thấy nước trong rỉ ra qua rốn thường xuyên hoặc khi trẻ tiểu tiện, nước tiểu vừa ra qua lỗ đái ở đỉnh quy đầu lại vừa qua ở rốn. Chẩn đoán xác định bằng chụp bàng quang hoặc bơm chất màu xanh methylen vào niệu đạo. Bệnh thường tự khỏi với trẻ sơ sinh. Nếu tồn tại thì phẫu thuật cắt bỏ ống niệu rốn.

- Hẹp phần nối bàng quang - niệu quản hay hẹp phần niệu quản trong thành bàng quang: gây giãn niệu quản, đài bể thận.

Biểu hiện: nước tiểu đục, nhiễm khuẩn, có thể nắn thấy có khối u ở một bên mạng sườn. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp Xquang. Phương pháp điều trị là mổ cắt chỗ niệu quản hẹp. Trồng lại niệu quản vào bàng quang có van chống trào ngược.

- Hẹp lỗ niệu quản: Tạo ra túi sa niệu quản. Túi sa niệu quản có thể trong bàng quang hoặc chui ra ngoài lỗ đái (ở trẻ gái) gây bí đái. Chẩn đoán bằng siêu âm, chụp và soi bàng quang. Phẫu thuật mở túi sa qua nội soi hay cắt bỏ niệu quản - thận phụ có túi sa nếu thận phụ có chức năng kém và niệu quản phụ giãn to.

- Luồng trào ngược bàng quang - niệu quản: do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nước tiểu từ bàng quang luôn chảy ngược lên niệu quản gây giãn niệu quản và ứ đọng nước tiểu gây nhiễm khuẩn rồi suy thận. Chẩn đoán bằng Xquang, siêu âm. Nếu nhẹ (độ I và II) dùng kháng sinh, phẫu thuật khi bệnh nặng hơn (độ III, IV).

- Hẹp ở niệu quản:

Biểu hiện: đau bụng vùng mạng sườn, nước tiểu có thể đục, nắn bụng có thể thấy khối u (thận căng to). Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận niệu quản có thuốc cản quang. Phẫu thuật mổ cắt van, có thể tạo hình niệu quản giãn phía trên.

- Hội chứng hẹp chỗ nối bể thận niệu quản:

Biểu hiện: đau bụng vùng mạng sườn, nước tiểu có thể đục, nắn có thể thấy khối u vùng mạng sườn (do thận căng to). Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận có thuốc cản quang. Dị tật này tới nay thường được phát hiện trước khi trẻ ra đời. Phẫu thuật cắt bỏ chỗ niệu quản hẹp, tạo hình lại bể thận bị giãn, nối lại niệu quản với bể thận.

- Thận niệu quản đôi:

Biểu hiện: ở mỗi bên có hai đơn vị thận và hai niệu quản. Bệnh có thể ở một hoặc cả hai bên thận trái và phải. Cả hai niệu quản có thể đều đổ vào bàng quang hoặc có một niệu quản đổ lạc chỗ vào niệu đạo, cạnh lỗ đái, âm đạo... nên gây đái rỉ liên tục. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp thận - niệu quản có cản quang. Phẫu thuật nếu có đái rỉ hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn tái phát...

Tóm lại, dị tật đường tiết niệu của trẻ em có rất nhiều loại và lại có thể kết hợp với nhau, với những dị tật hoặc bệnh ở các bộ phận khác. Khi bệnh nhi đến khám sớm, bệnh mới bắt đầu thì việc điều trị có kết quả tốt. Những tháng gần đây, chúng tôi đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhi có chẩn đoán từ trước sinh. Chúng tôi hy vọng và mong các bậc cha mẹ trẻ em nếu thấy con mình có dấu hiệu gì khác thường thì xin đưa tới khám để điều trị sớm.

PGS.TS.Trần Ngọc Bích

Chữa loét lưỡi

Nguyễn Văn Thanh (thanhnguyen@yahoo.com)

Viêm lưỡi là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau gây viêm lưỡi: nhiễm khuẩn, nấm (thường gặp cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...), chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, ap-tơ, giang mai,... Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám lan, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông...

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh nếu nhiễm khuẩn, kháng virut nếu do virut, kháng nấm nếu nghi do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin, tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích,...). Song song với việc dùng thuốc, bạn nên ăn nhiều rau quả (nước ép rau quả nếu đau không ăn được như nước rau má, dấp cá), uống thêm các loại vitamin C, E, B, PP và kẽm. Ngoài ra bạn cần vệ sinh miệng kỹ lưỡng, làm sạch miệng bằng cách rơ lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với nước sạch hoặc mật ong trộn chung với một chút nghệ bột. Ngoài tác dụng làm sạch, những chất này còn giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi. Nếu có bội nhiễm nấm, tùy mức độ nặng nhẹ và có kèm rối loạn tiêu hóa hay không, mà bạn còn phải dùng thêm thuốc kháng nấm dạng uống hay bôi tại chỗ. Lời khuyên bạn nên đi khám tại bệnh viện da liễu hoặc các phòng khám da liễu để được kê đơn dùng thuốc phù hợp.

BS. Vũ Lan Anh

Biến chứng của bệnh polyp đại tràng

Polyp có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất ở đại tràng. Nam giới và nữ giới đều có thể bị polyp đại tràng. Các polyp giống như một mụn thịt nhỏ phát triển từ lớp niêm mạc của ruột và nhô ra vào trong lòng ruột. Đôi khi chúng mọc trên “cuống” trông giống như cây nấm.

Tuy vậy, một số khối polyp cũng có thể phẳng. Một số có vài khối polyp nằm rải rác ở các phần khác nhau của đại tràng. Bản chất của polyp đại tràng không phải u, là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

Polyp đại tràng có thể lồi vào lòng đại tràng hoặc phẳng. Một người có thể bị nhiều polyp đại tràng và kích thước của chúng có khác nhau, có thể rất nhỏ bằng hạt đậu nhưng có trường hợp polyp đại tràng to hơn rất nhiều (chẳng hạn bằng quả bóng bàn). Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng một số có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng có nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước càng lớn càng cần phải lưu tâm, cảnh giác, không được chủ quan, bởi vì, rất có thể trở thành ung thư bất cứ lúc nào.

 bệnh polyp đại tràngCó thể có đau bụng quặn do polyp có kích thước lớn

Nguyên nhân

Nguyên nhân của polyp đại tràng tuy chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các nguyên nhân hình thành polyp đại tràng. Nguyên nhân được coi là chủ yếu dẫn tới hình thành bệnh polyp đại tràng là do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, thậm chí dẫn tới ung thư. Bình thường quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen, đó là nhóm gen gây ung thư và nhóm gen ức chế khối u. Khi có sự đột biến ở bất kỳ gen nào trong số hai loại gen này đều có thể làm cho tế bào tăng sinh quá mức tạo thành u hoặc dạng u (polyp). Ở đại tràng sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối dạng u và đáng lo ngại nhất một số dạng u đó (polyp) có thể trở thành ung thư (về lâu dài, cần có nhiều năm). Ngoài ra, có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Khi chế độ ăn nhiều chất béo, thịt có màu đỏ (thịt bò, trâu, thịt chó…) hoặc ăn ít rau, quả, chất xơ, hoặc lười, ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ gây nên polyp đại tràng. Những người nghiện thuốc lá, béo phì hoặc do bị viêm đại trực tràng mạn tính... có thể được xem như một trong những yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được đề cập tới ở những trường hợp cùng huyết thống (ông bà, bố mẹ, anh, chị em ruột thịt) bị polyp đại tràng dẫn đến polyp mang tính chất gia đình.

Biểu hiện của bệnh

Người bị polyp đại tràng thường có diễn biến âm thầm, nhất là loại polyp nhỏ, chỉ phát hiện khi tình cờ chụp đại tràng hoặc nội soi đại tràng vì một lý do khác. Vì vậy, hầu hết người bệnh có polyp nhỏ không có một biểu hiện gì khác thường. Tuy vậy, ở một số người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra máu. Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Có thể thấy máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân hoặc thấy máu ở giấy vệ sinh khi đi ngoài hoặc có trường hợp phân lẫn nhày với máu màu nâu, đen hoặc nhờ nhờ như máu cá (giống phân của người bị lỵ trực khuẩn). Đặc biệt là khi phân mềm hoặc nát nhưng có máu kèm theo. Hầu hết người bệnh bị chảy máu ở mức độ nhẹ và vừa, trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng xảy ra ít hơn. Có thể có đau bụng quặn do polyp có kích thước lớn, kích thích làm tăng nhu động ruột và gây đau, những trường hợp này rất dễ nhầm với bệnh kiết lỵ. Một số trường hợp đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, bí trung tiện hoặc bí đại tiện rất dễ nhầm với tắc ruột hoặc bán tắc.

Biến chứng của bệnh polyp đại tràng

Để chẩn đoán polyp đại tràng cần chụp đại tràng có chuẩn bị (thụt tháo và thuốc cản quang), tốt nhất là nội soi đại tràng. Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và có thể sinh thiết để xét nghiệm tế bào phát hiện tế bào lạ (tế bào ác tính). Ngoài ra có thể chụp cộng hưởng từ.

Có nguy hiểm không?

Trong thực tế có hai loại polyp đại tràng phổ biến nhất, đó là polyp tăng sản và polyp u tuyến. Các polyp tăng sản không có nguy cơ bị ung thư. Các polyp u tuyến được cho là tiền thân cho hầu hết bệnh ung thư đại tràng, mặc dù cơ bản các u tuyến không phải bao giờ cũng trở thành ung thư, nhưng các khối polyp có kích thước lớn có nhiều khả năng trở thành ung thư và một số những polyp với kích thước rất lớn (hơn 2cm) có thể có những vùng nhỏ bị ung thư hóa.,vì vậy, người bệnh không được chủ quan với căn bệnh này.

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Trong trường hợp có nhiều polyp hoặc polyp có kích thước lớn hoặc đã gây biến chứng (đau bụng, chảy máu, nôn, buồn nôn…) cần được được hội chẩn sớm để chỉ định phẫu thuật cắt bỏ, nhằm ngăn ngừa xuất hiện ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng, hiện nay có nhiều kỹ thuật khác nhau, nếu khối u kích thước nhỏ có thể được cắt qua nội soi đại tràng. Trong các trường hợp khối u lớn có thể mổ nội soi hay mổ mở ổ bụng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Sau khi đã loại bỏ polyp có thể sử dụng một số thuốc nhằm hạn chế polyp tái phát.

Lời khuyên của thầy thuốc Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và lối sống hợp lý, nên hạn chế ăn nhiều chất béo, mỡ động vật (lòng động vật), các loại thịt đỏ. Cần tăng cường ăn rau, củ, quả và chất xơ. Hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Cần vận động cơ thể đều đặn, thường xuyên, đúng bài bản là điều rất bổ ích, nhằm làm cho khí huyết lưu thông, mọi cơ quan đều hoạt động đều đặn, trong đó có bộ máy tiêu hóa.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

8 thói quen giúp bạn sống lâu hơn

Ngoài ra, cuộc sống là một món quà, rõ ràng chúng ta muốn sống càng lâu càng tốt để tận hưởng những thành quả của cuộc sống bên người thân.

Sức khỏe là yếu tố chính giúp bạn sống lâu hơn. Nếu chúng ta mắc bệnh, cơ hội sống sẽ giảm đi, đặc biệt là mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Không những thế, thường xuyên bị cảm cúm cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và tuổi thọ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn luôn khỏe mạnh và sống lâu hơn:

thói quen giúp bạn sống lâu

Tập thể dục hàng ngày là yếu tố quan trong giúp bạn sống lâu hơn. Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh gây tử vong.

Giảm thịt và ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp tăng tuổi thọ và giữ cho tim luôn khỏe mạnh.

Một lời khuyên khác để sống lâu là ngừng ăn trước khi no hoàn toàn. Thói quen này giữ cân nặng của bạn luôn ổn đinh và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.

Uống 2 cốc rượu vang mỗi ngày cũng làm tăng tuổi thọ. Rượu vang chứa các chất chống ôxy hóa ngăn ngừa thoái hóa tế bào.

“Chìa khóa” giúp bạn sống lâu là loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống. Stress là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh chết người.

Nhiều chuyên gia cho rằng những người có mục đích nhất định trong cuộc sống có xu hướng sống lâu hơn do họ luôn nỗ lưc và có ý thức giữ gìn sức khỏe để đạt được mục tiêu của mình.

Không ăn đồ ăn giòn là chìa khóa giúp bạn sống lâu đặc biệt là sau 30 tuổi. Các chất béo có hại trong đồ ăn giòn sẽ “rút ngắn” tuổi thọ của bạn

Theo nghiên cứu những người có nhiều bạn thân cũng thường sống lâu hơn. Giao tiếp xã hội giúp bạn giảm bớt stress trong cuộc sống.

BS.Tuyết Mai

(theo Univadis/Boldsky)

Giời leo

Trong những năm gần đây, số người mắc căn bệnh này gia tăng.

Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả vùng da bên ngoài cơ thể như bụng, hai bên sườn, cổ, vai, mặt, lưng… nhưng giời leo ở phần hố mắt là nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất.

Bệnh giời leo do nhiễm viút herpes Zoster, chứ không phải do con giời nào bò ngang qua cơ thể chúng ta như lâu nay người dân vẫn nghĩ và bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Bệnh còn do cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài sức đề kháng yếu...

Biểu hiện

Người bệnh có thể bị sốt, nóng rát, sưng vùng da chỗ bị bệnh, nhất là khi trời nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn. Sốt nhẹ khoảng 37 - 3805, người mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào của da trên cơ thể, nó kéo dài 10 - 15 ngày và gặp ở mọi lứa tuổi.

Tại vùng da bị bệnh, đầu tiên là cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước, lúc đầu có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt rồi sau đó nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía và bên trong các nốt giời mọng nước, sưng to dần, đồng thời vẫn ngứa ngáy khó chịu nơi vùng da bị bệnh. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ thì khả năng lây truyền bệnh càng nhanh hơn.

Giời leo Giời leo Giời leo kéo dài 10-15 nghày và gặp ở mọi lứa tuổi

Sau khi các dấu hiệu của zona chấm dứt, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức nhiều tại vùng da bị bệnh, nhất là tại các sẹo cho nên hình thành gọi là chứng đau sau zona, với đặc điểm là không giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Do đó, để giảm đau thường phải phong bế bằng thuốc tê quanh các sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.

Zona không tái phát, chỉ bị một lần mắc trong đời

Thông thường, bệnh zona không tái phát, chỉ bị một lần mắc trong đời và theo các nghiên cứu, có một tỉ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị zona.

Những sai lầm trong điều trị

Đã từ lâu, trong dân gian cho rằng chữa bệnh giời leo bằng cách đắp đậu xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc nam lên tổn thương da hoặc một số nơi còn tìm đến thầy cúng để cúng bái vẽ bùa phép, khoán bằng mực Tàu vòng xung quanh chặn không cho lan ra xung quanh. Tuy nhiên làm như vậy không chữa được bệnh mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây loét, kích ứng da... Bởi vì, trong tuần lễ đầu, khi bệnh đang phát triển, dẫu cho có nhai gạo nếp đậu xanh hay bất cứ thứ gì lên vùng da bị bệnh thì không những bệnh không giảm mà còn làm cho chỗ bị bệnh bị bội nhiễm từ nước bọt của người nhai. Tuy nhiên, có trường hợp sau khi đắp khoảng một tuần lễ bệnh sẽ khỏi nên càng làm cho mọi người tin tưởng vào cách trị này. Đó là do có sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi vì sau 7 - 10 ngày, bệnh không điều trị cũng tự lui, vì đây là bệnh do virút. Do đó, đây là những cách điều trị vô cùng sai lầm, cho nên khi bị zona thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Đặc biệt, trong trường hợp zona xuất hiện ở gần mắt thì nguy cơ ăn vào giác mạc là rất lớn và gây nguy hiểm đến mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cần có những biện pháp hỗ trợ tại nhà bằng những cách như giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước, mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương, tránh những tiếp xúc da - chạm - da với những người chưa từng bị bệnh.

Cách phòng ngừa

Để căn bệnh này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Nếu đã từng mắc bệnh giời leo hoặc thủy đậu, thì nên quan tâm phòng tránh bệnh giời leo trong mùa mưa ẩm thấm, khi sức đề kháng suy yếu.

Tiêm ngừa bệnh giời leo bằng vắcxin zostavas. Đây là loại vắcxin được một số nước áp dụng cho những người trên 60 tuổi, bởi bệnh giời leo chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi.

Mặt khác, do bệnh giời leo và bệnh thủy đậu do cùng một virút gây ra nên có thể phòng tránh bằng cách phòng ngừa bệnh thủy đậu:

Tiêm vắcxin phòng bệnh thủy đậu.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân thủy đậu.

Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể của người bệnh thủy đậu.

Khử trùng các vật dụng trong gia đình đã từng dùng chung khi phát hiện có nguồn bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn bệnh giời leo cũng như nhiều căn bệnh khác, nên xây dựng lối sống lành mạnh, vui tươi, thường xuyên vận động, suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh chính là phương án hữu hiệu để ngăn chặn sự tỉnh giấc của những virút gây thủy đậu trước đây còn sót lại.

BS. HỒ VĂN CƯNG

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ sơ sinh đến 9 tuổi

Ngày nay, khi điều kiện kinh tế các gia đình cùng với kiến thức nuôi dưỡng con cái ngày càng khấm khá lên, nhiều bà mẹ rất muốn nuôi con theo khoa học. Để có được những đứa con lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh, lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội, các bà mẹ cần nắm vững một số lời khuyên hay có thể nói đó là những nguyên tắc cơ bản nhất, là kim chỉ nam cho việc nuôi dưỡng con cái:

“Hãy nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”.

“Hãy nuôi con theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”.

1. Vậy thế nào là “nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”?

Ở đây có hai vế: thứ nhất là “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” và thứ hai là “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

Chúng ta sẽ thảo luận về vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” trước. Cần phải nhất trí tuyệt đối rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ trong năm đầu. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém, bảo đảm an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ còn tăng gắn bó tình cảm mẹ con, và có lợi cho sức khoẻ người mẹ, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy, cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu tức là từ lúc sinh ra đến tròn 180 ngày chỉ cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nghĩa là ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn/ uống gì thêm (trừ các loại thuốc ki cần thiết). Từ sau tháng thứ 6 bắt đầu cho ăn bổ sung hay ăn sam, nhưng vẫn tiếp tục cho con bú cùng với ăn bổ sung và cho bú kéo dài đến 18-24 tháng. Đó là chi tiết lời khuyên trong vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý”.

 	Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Vế thứ hai “cho con ăn bổ sung hợp lý” gồm những gì? Đó là hãy bắt đầu cho con ăn bổ sung sau 6 tháng; cho con ăn dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc; thức ăn phải đa dạng (thực hiện tô màu đĩa bột) để có chất lượng và cân đối về dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu theo lứa tuổi. Khi quấy bột nên thêm dầu mỡ để có thêm năng lượng. Cho con ăn nhiều bữa (4-6 bữa/ngày tùy theo lứa tuổi). Không kiêng khem quá mức. Sau 24 tháng tuổi, cho con ăn chung ngày 3 bữa chính với gia đình, nhưng phải có khẩu phần ưu tiên riêng và phải có thêm 2 bữa phụ. Cần tạo cho trẻ thói quen ăn hỗn hợp tất cả các loại thực phẩm và ăn nhạt. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. Khi con ốm/ bệnh, tuyệt đối không được ngừng cho bú cho ăn mà cần cho con tiếp tục bú/ ăn ít một nhưng nhiều bữa và bổ sung dịch/ nước. Đó là những nội dung chi tiết của “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

2. “Hãy nuôi con theo đúng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”

Chúng ta đều biết “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”. Do các cơ quan, tổ chức cơ thể chưa hoàn thiện, trẻ em đang tuổi lớn và phát triển nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ rất cao. Cho nên cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và nhiều các chất xây dựng cơ thể như chất đạm, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Ăn uống tốt giúp cho trẻ lớn, phát triển và hoạt động bình thường cho tới lúc trưởng thành. Các thói quen ăn uống được hình thành rất sớm nên cần phải giáo dục sớm cho trẻ các thói quen về vệ sinh ăn uống. Đối với trẻ ốm phải cố gắng dỗ cho trẻ ăn, mặc dù nó không thấy ngon miệng và khả năng tiêu hoá hấp thu giảm; vì thế cần chế biến cho trẻ ăn đa dạng các món cháo, súp, và nước quả ... những món ăn mà chúng vẫn ưa thích. Chú ý sau khi ốm, trẻ thường ăn trả bữa, cần phải cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, để trẻ hồi phục nhanh và đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Sau đây là tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ đến 9 tuổi để các bà mẹ tham khảo áp dụng nuôi con hàng ngày.

2.1. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất sinh năng lượng

Mới đây, các tác giả Mỹ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ (Fomulas) nào (trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ) cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ chất béo, tối đa có thể tới 57%.

2. Nhu cầu khuyến nghị về các chất khoáng

3. Nhu cầu khuyến nghị về một số vi chất dinh dưỡng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển

PGS. TS. Phạm Văn Hoan